Kế hoạch quân sự của Đức và Ba Lan Cuộc_tấn_công_Ba_Lan_(1939)

Đức

Kế hoạch tấn công của Đức

Từ tháng 4 1939, quyết định tấn công và thôn tính Ba Lan đã được bộ chỉ huy quân sự Đức Quốc xã thông qua. Hitler cũng đã ấn định trước thời điểm tấn công sẽ là tháng 9 1939. Một kế hoạch quân sự đã được vạch ra với tên gọi "Chiến dịch Tháng Chín" và tác giả của kế hoạch này là tướng Franz Halder, Tham mưu Trưởng Lục quân Đức và người được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch là tướng Walther von Brauchitsch. Theo kế hoạch, chiến thuật "Blitzkrieg" sẽ được áp dụng tối đa với vai trò chọc thủng phòng tuyến của các đơn vị thiết giáp, đi theo đó là lực lượng bộ binh cơ giới cùng với pháo binh di chuyển nhanh và các xe vận chuyển, tiếp tế. Không quân Đức (Luftwaffe) có nhiệm vụ oanh tạc các trục giao thông, cơ sở hạ tầng và trung tâm chiến lược của Ba Lan.

Địa hình Ba Lan được xem như hoàn hảo cho kế hoạch tấn công chớp nhoáng này nếu được thời tiết ủng hộ. Thêm vào đó là 1 đường biên giới dài 5600 km cộng với một phần Đông Phổ 2000 km. Đó là chưa kể hơn 300 km sau khi người Đức sáp nhập 2 vùng lãnh thổ của Tiệp Khắc BohemiaMoravia vào lãnh thổ. Tất cả những điều kiện trên bảo đảm cho sự thành công của người Đức trong cuộc tấn công sắp tới khi Ba Lan buộc phải dàn trải quân đội trên tuyến biên giới dài nên các tuyến phòng thủ của họ trở nên vô cùng rời rạc.

Quân đội Đức được chỉ định sẽ tiến vào Ba Lan theo 3 đường:

Ba Lan

Sự bố trí các sư đoàn Đức và Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 1939

Do không thể biết rõ hướng tấn công của quân Đức nên kế hoạch phòng thủ của Ba Lan mang tên Zachód đã hoàn toàn thất bại khi nó được triển khai. Kế hoạch của Ba Lan là bố trí các lực lượng phòng thủ dọc quanh biên giới Ba Lan-Đức và hi vọng vào sự giúp đỡ của AnhPháp như họ đã hứa khi chiến tranh xảy ra. Trong khi đó, một số chính trị gia Ba Lan cho rằng nếu Ba Lan chấp nhận trả lại cho Đức một số vùng đất thì Anh và Pháp có thể dàn xếp 1 hội nghị như hội nghị Munich để tránh chiến tranh. Thực tế sau đó đã chứng minh Ba Lan đã bị 2 đồng minh Anh-Pháp bỏ rơi khi chiến tranh bắt đầu.

Silesia, thuộc vùng biên giới phía tây là vùng đất tập trung nhiều tài nguyên, dân số và cũng là 1 trung tâm công nghiệp lớn nên đã được tập trung bảo vệ. Trong trường hợp thất bại, kế hoạch này cho phép quân đội Ba Lan được rút lui dần về các tuyến phòng thủ sau, được chuẩn bị từ trước như các phòng tuyến gần sông Vistulasông San. Các phòng tuyến này sẽ ngăn quân Đức giúp Ba Lan có thêm thời gian tổng động viên quân đội và 1 cuộc phản công lớn sẽ được tổ chức đồng thời với cuộc tấn công của Anh-Pháp ở mặt trận phía tây.

Máy bay chiến đấu P-11 của Ba Lan ngụy trang tại một sân bay ngày 31 tháng 8 năm 1939

Kế hoạch rút lui của quân đội Ba Lan bao gồm việc rút về phía sau sông San rồi về các tỉnh đông nam và bảo vệ đầu cầu Romania. Người Anh và Pháp ước tính Ba Lan có thể phòng ngự khu vực này trong khoảng hai đến ba tháng, trong khi Ba Lan dự tính họ có thể giữ được trong 6 tháng. Kế hoạch này hóa ra lại là một sai lầm tai hại khi các tính toán của Ba Lan đều sai lầm:

Kế hoạch của Ba Lan dựa trên hy vọng Đồng minh giữ lời hứa và nhanh chóng tiến hành chiến dịch tấn công chống lại Đức. Chính phủ Ba Lan cũng không thông báo về chiến lược quân sự của minhg, nên lập kế hoạch phòng ngự của mình dựa vào lời hứa của phe Đồng minh sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan. Tuy nhiên, cả Pháp lẫn Anh đều đã không có hành động gì để trợ giúp Ba Lan khi cuộc xâm lăng của Đức nổ ra[39][40]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_tấn_công_Ba_Lan_(1939) http://www.vb.by/article.php?topic=36&article=1420... http://www.warmuseum.ca/cwm/newspapers/operations/... http://www.britannica.com/eb/article-5721 http://www.feldgrau.com/stats.html http://books.google.com/books?id=c9uvdT3GRLoC&pg=P... http://books.google.com/books?vid=ISBN0801864933&i... http://books.google.com/books?visbn=0714647837&id=... http://www.historychannel.com/speeches/archive/spe... http://www.historychannel.com/speeches/archive/spe... http://niehorster.orbat.com/011_germany/__ge_index...